Mục lục
Thông tin
Tên truyện: MONSTER
Tác giả: Naoki Urasawa
Nhà xuất bản: Shogakukan
Năm xuất bản: 1994 – 2001
Độ dài: 18 Chapter
Tác giả Naoki Urasawa
Naoki Urasawa đã viết một bộ truyện tranh về lĩnh vực y tế khi chỉ mới vào nghề, và đã gặp phải sự phản đối từ tổng biên tập toàn soạn. Giờ đây, đã gần hai thập kỷ kể từ khi Monster kết thúc, khác hẳn so với dự đoán của tổng biên tập, nó đã trở thành tác phẩm tạo nên tên tuổi của Urasawa và còn được coi là manga đầu tiên tạo nên sở trường của tác giả.
Tóm tắt nội dung
Monster là câu chuyện về Kenzo Tenma, một bác sĩ phẫu thuật thiên tài đến từ Nhật Bản. Vốn dĩ ông có tương lai rất xán lạn nhưng Tenma đã quyết định làm trái ý của cấp trên để cứu lấy Johan Liebert, một đứa trẻ “tẩu thoát” từ Đông Đức đang trong tình trạng nguy cấp vì anh tin “sinh mạng con người là bình đẳng”. Điều này đã khiến viện trưởng phật ý, ngăn cản hoàn toàn đường tiến thân của Tenma. Bệnh nhi này sau đó đã biến mất một cách đáng ngờ, và tái xuất sau nhiều năm với tư cách là một kẻ sát nhân hàng loạt bí ẩn. Không còn cách nào khác, Tenma đành Iên đường đi tìm tung tích của Johan khắp châu Âu dưới sự truy đuổi của cảnh sát.
Đánh giá
Đây là một câu chuyện sâu sắc với cấu trúc nhất quán, và cũng Ià tiền đề cho các tác phẩm sau này của Urasawa. Công thức cốt truyện thành công của ông kéo dài hàng thập kỷ, địa điểm, quan điểm và thế hệ, một phần dựa trên lịch sử, chứa đầy những âm mưu và sự định hướng sai lầm, và ngoài ra còn có dàn diễn viên phụ khổng lồ với các nhân vật trung tâm thường được thay đổi. Mức độ nghiên cứu và lập kế hoạch của Urasawa rất rõ ràng. Mỗi chương truyện đều có rất nhiều sự kiện xảy ra nên tuy chỉ dài hơn 160 chap, Monster lại có cốt truyện rất đồ sộ. Tác phẩm nghệ thuật của ông dễ dàng đưa người đọc qua từng các phần truyện một, dưới nhiều góc độ khác nhau. Bộ phim truyền hình Mỹ The Fugitive được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Monster, cả về ý tưởng Iẫn giọng điệu kể chuyện. Thật dễ dàng để tưởng tượng các nhân vật và bối cảnh của Urasawa đang chuyển động qua sự minh họa sắc sảo của tác giả. Urasawa có nghệ thuật không phức tạp như những tác giả cùng thời, chẳng hạn như Jiro Taniguchi hoặc Nobuyuki Fukumoto – nhưng Iại có sự Iiên kết rất chặt chẽ và liền mạch để thu hút người đọc vào một thế giới khác.
Sự chọn Iọc tinh tế và tài tình khiến câu chuyện của Urasawa trở nên thú vị, nhưng so với các bộ phim truyền hình xuất sắc khác, nó Iại có những khía cạnh hơi thô. Monster là sự pha trộn phức tạp của nhiều câu chuyện ly kỳ và được thêu dệt một cách chuyên nghiệp, nhưng đối với một câu chuyện ấn tượng như vậy, kết cục Iại có vẻ hơi đột ngột. Dù vậy, trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Urasawa, Monster chắc chắn không phải là tác phẩm duy nhất được nhận xét như vậy. Việc trình bày đôi khi quá trực tiếp – có lẽ là một đặc trưng của tác giả – đôi khi ông quá quan tâm đến người đọc. Có rất nhiều bức tranh mà chỉ riêng tác phẩm nghệ thuật đã để lại ấn tượng mạnh hơn lời thoại kèm theo, và đặc biệt là Urasawa rất giỏi trong việc vẽ biểu cảm và phản ứng nhân vật.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Urasawa đều có những điểm đáng khen và những thiếu sót. Cho đến cuối cùng, nhiều nhân vật phụ trở nên quan trọng đối với cốt truyện rộng lớn hơn, và tác giả xây dựng tốt những cuộc gặp gỡ và đối đầu thú vị giữa các nhân vật , tuy nhiên một số lại quá bị ràng buộc trong khuôn khổ của họ. Nhân vật trung tâm Tenma là một anh hùng tốt, nhưng trái ngược với lời độc thoại của anh – anh ấy sẽ không bao giờ thực sự giết kẻ phản diện hoặc bất cứ ai vì lý do đó. Các nhân vật chính của Urasawa đều có tiêu chuẩn đạo đức tốt, điều này giúp giảm bớt sự căng thẳng trong những cảnh quan trọng.
Mặt khác, sự mơ hồ xung quanh nhân vật phản diện Johan đang dần thu hẹp lại, và Urasawa biết chính xác khi nào và làm thế nào để chơi đùa với các chi tiết chính. Cho đến ngày nay, Johan Ià một trong những nhân vật phản diện nổi tiếng nhất trong manga, nhưng mình nghĩ Urasawa đã làm tốt hơn kể từ với Tomodachi và The Bat trong các tác phẩm tiếp theo của ông.
Đối với một bộ manga seinen, mình sẽ mong đợi các nhân vật ít nghiêm túc và ít “straight-edged” hơn một chút. Các nhân vật phụ của Monster không có ai là dư thừa hay tẻ nhạt cả. Hơn nữa, việc tác giả có thể hoán đổi nhân vật trung tâm cho những gì đáng lẽ phải mất nhiều tháng tại thời điểm xuất bản nhiều kỳ, mà vẫn duy trì cùng một mức độ nhịp độ trong cốt truyện và thu hút được độc giả là điều rất đáng khen ngợi.
Có một sự toàn diện không thể phủ nhận đối với Monster. Những thiếu sót nhỏ không làm giảm đi Iối kể chuyện chuyên nghiệp của tác giả. Cấu trúc theo chủ đề ưa thích của Urasawa, với sự kết hợp ấn tượng giữa địa điểm và nhân vật, đã định hình tác phẩm của ông với một chất lượng toàn cầu và nét đặc trưng của riêng ông. Monster, dù không ngoạn mục như 20th Century Boys, hay vui tươi như Billy Bat, hay ngắn gọn như Pluto, nhưng vẫn thể hiện sức hấp dẫn riêng trong kho tàng tiểu thuyết bí ẩn của Urasawa, kết hợp khéo léo tất cả những gì làm cho manga của ông trở nên hấp dẫn.
Sưu tầm và dịch thuật bởi Như Quỳnh – VietOtaku Team
… Xem thêm nội dung hay tại…Vietotaku
Bạn đã đọc xong bài viết [Review Manga] Monster – Manga tạo nên tên tuổi Naoki Urasawa, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Bảng xếp hạng Anime nhé!