(Vì có vẻ như phiên bản Manga và Anime của bộ này mới có thể ngon lành tiếp cận tới tay người đọc, xem nên mình sẽ không đả động đến Light Novel, ban đầu mình còn tưởng cái này nó là gốc Manga cơ!)
Tác giả:
[Chính gốc: Nobuaki Kanazawa]
Ousama Game – Renda Hitori
Ousama Game: Shuukyoku (Phần chuyển thể Anime) – Renji Kuriyama
Ousama Game: Kigen – Yamada Jeita
Ousama Game: Rinjou – Renji Kuriyama
Thời lượng:
+ Anime: 12 Episodes.
+ Manga: 4 Parts.
[Sơ lược nội dung]:
+ (Ousama Game): Đây là phần chính, nói về cậu thanh niên Nobuaki cùng đồng bọn trong lớp phải trải qua những thử thách chết tiệt của cái thứ gọi là “Virus Vương Lệnh”. Nếu không thể thực hiện được những điều được giao, người chơi sẽ chết. Cậu phải cố gắng sống sót qua trò chơi này khi những người bạn thân của cậu, thậm chí là bạn gái của cậu đã phải “hít mùi đất mẹ”. (Chỗ này hơi xì poi téo, mong mọi ngừi thung cửm!!!)
+ (Ousama Game: Shuukyouku): Là phần chuyển thể thành Anime với 12 tập phim đã được phát hành khá lâu và cũng kha khá là nổi trội so với những bộ mùa hồi đó. Phần này kể về lần chơi thứ hai của Nobuaki khi học ở lớp mới. Lần này, một cô gái dễ thương (không hẳn) có tên là Honda Natsuko chính là nguồn gốc của trò chơi lần này. Và rồi để sinh tồn, con người ta đã để lộ bản chất ích kỉ của mình, và thanh niên Nobuaki vẫn phải tiếp tục sinh tồn đợt hai và đối đầu với em của bạn gái Honda Chiemi của mình.
+ (Ousama Game: Kigen): Đây là câu chuyện về 32 năm về trước. Nơi mà khởi nguồn bắt đầu, nguồn gốc thực sự của “Trò chơi Vương lệnh”. Đây là nơi mà ông bố đẹp trai của hai chị em Chiemi và Natsuko phải trải qua những điều tồi tệ của trò chơi này bằng một cách khá thô sơ. Phần này tương đối ảo diệu và hay, hình đẹp. Chính ông này là người mang “Virus vương lệnh” và cũng từ đó qua hai cô con gái và lan ra cả lớp Nobuaki.
+ (Ousama Game: Rinjou): Phần này lại kể về cuộc chiến sinh tồn của Honda Natsuko ở lớp cũ của mình. (Về phần này thì hơi căng, mình chưa được đọc, nó thậm chí còn chẳng có bản English để mà chiến cơ, nếu có bản English thì mình bê về Trans luôn cho các chế!)
[Nhận định và chia sẻ]: Đánh giá một cách trực quan thì thực sự là nó có nội dung cực kì hay và suất sắc nhưng vẫn chứa một chút sạn nhỏ khiến độc giả cảm thấy chưa hợp lí. Nếu để xét về nội dung thì quả thực nó khai thác tương đối tốt về thể loại kiểu “Psychological” như những bộ Anime sinh tồn khác. Còn nếu để nói về độ kinh dị thì lại tương đối là “nhẹ cân” để mọi người có thể nuốt được trơn tru, thậm chí còn nhẹ hơn nhiều so với các tác phẩm ăn theo nó sau này, chẳng hạn như là “Tomogui Kyoushitsu”. Thông thường, nhấn mạnh là “ý kiến cá nhân”, mình cực kì nghiện thể loại “Tragedy”, Tragedy muôn năm, Tragedy là đỉnh cao của siêu phẩm, độ nặng nhẹ quyết định giá trị của một con hàng,… Và tất nhiên, Ousama Game là một sản phẩm Tragedy khiến mình tương đối thỏa mãn và nghiện bộ này vô cùng luôn một thời. Hầu như toàn bộ số Manga thể loại Tragedy đều đã được mình nuốt qua, và tất nhiên sau khi mình đọc bộ này một thời gian thì Anime của nó mới ra. Tuy có hay là thế nhưng mình vẫn hơi bất mãn về việc tác giả Nobuaki để chi tiết chốt sổ của câu chuyện là trò chơi do một loại “Virus” gây ra, con Virus có thể xâm nhập cả vào người để giết họ, xâm nhập vào điện thoại để ra lệnh cho người thực hiện thì nghe hơi “chuối củ”. Nếu như nó là một thế lực siêu nhiên nào đó thì có lẽ đã hợp lí hơn nhiều rồi! Đọc tới đây là mọi người thấy hay lắm rồi đúng không? Lên mạng mà đọc thử thôi!
À mà chắc bài viết này chẳng đụng chạm gì tới thằng trẻ trâu nào đó hay chõ mõm bắt bẻ, bóc phốt người ta đâu nhỉ. Những bộ kiểu như này ít ai quan tâm lắm bây giờ nên chắc hơm sợ nữa zùi.
ĐÁNH GIÁ: 8★/10★
Nguồn: FB
… Xem thêm nội dung hay tại…Vietotaku
Bạn đã đọc xong bài viết [Review MANGA/ANIME] OUSAMA GAME – Trò đùa chết chóc, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Bảng xếp hạng Anime nhé!