Như chúng ta thường biết, hải tặc là những kẻ lang thang trên biển và sinh sống bằng việc cướp bóc. Thế nhưng, dưới trí tưởng tượng phong phú của tác giả Eiichiro Oda và tài năng của nhà làm phim, một thế giới hải tặc tuyệt đẹp đã được đưa lên màn ảnh.
Những cuộc phiêu lưu không chỉ hấp dẫn mà còn thể hiện được sự sâu sắc, giúp khán giả chiêm nghiệm được nhiều bài học khi thưởng thức tác phẩm. Tác giả Oda đã tạo nên một thế giới đầy màu sắc dựa trên những hiểu biết và đam mê của ông về hải tặc.
Tất cả hòn đảo, cảnh quan, cốt truyện và cả hệ thống chính trị trong One Piece đều có sự khác biệt so với các Anime khác. Vậy đâu những chi tiết thể hiện cách xây dựng thế giới tài tình của Oda, cùng khám phá điều đó qua bài viết của VietOtaku.
Mục lục
Giải mã sức hấp dẫn của One Piece
Các thế lực mạnh mẽ và những sự kiện chấn động bắt đầu diễn ra khi băng Mũ Rơm tiến vào Đại Hải Trình. Thế nhưng, các tập phim đầu tiên của One Piece vẫn cuốn hút khán giả bởi tình tiết hấp dẫn và sự xuất hiện của Người cá ở Arc Arlong Park.
Chủng tộc này không chỉ có thể chất mạnh mẽ bẩm sinh mà còn sở hữu khả năng của các loài sinh vật dưới biển. Chắn hẳn nhiều khán giả từng tiếc nuối vì không còn được biết thêm về Người cá sau khi Luffy đánh bại Arlong.
Thế nhưng, với cốt truyện chặt chẽ và đầy tính logic, chủng tộc này đã được trở lại màn ảnh. Không những thế, họ còn sở hữu một Vương quốc dưới đáy biển và đóng vai trò rất quan trọng trong mạch truyện chính
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những yếu tố hấp dẫn được tác giả Oda sáng tạo. Đặc biệt hơn, ông đã kỳ công xây dựng những đặc điểm riêng cho từng hòn đảo băng Mũ Rơm đi qua.
Để đưa One Piece gần gũi hơn với khán giả, ông đã mượn các hình ảnh quen thuộc từ thực tế như kỳ quan thiên nhiên, kiến trúc, văn hóa và danh nhân trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, sự khác biệt còn nằm ở cách di chuyển trên Đại Hải trình. Hải tặc ở vùng biển này không không chỉ là sử dụng hải đồ để xác định vị trí hòn đảo mà còn phải kết hợp với Kim chỉ hướng Log Pose, một dụng cụ giống la bàn ngoài đời thực.
Đó là một ý tưởng tuyệt vời bên cạnh Den Den Mushi, thiết bị đa chức năng như gọi điện, camera quan sát và chiếu sáng như đèn pin.
Xuyên suốt hành trình One Piece phát triển, sự tỉ mỉ và khéo léo của Oda đã mang lại sức sống cho mỗi Arc. Nhờ đó, khán giả khi thưởng thức tác phẩm luôn háo hức mong chờ những diễn biến tiếp theo.
Arc Little Garden liên hệ với Enies Lobby
Tại Arc Little Garden, Luffy và đồng đội đã bắt gặp hai người khổng lồ hiếu chiến Dorry và Gorry cùng một số sinh vật thời tiền sử. Hai người họ đều thuộc tộc Người khổng lồ Elbaf và đã đánh nhau trong nhiều năm để tìm ra kẻ mạnh nhất.
Sau đó, cả hai đã trở thành bạn của băng Mũ Rơm và giúp họ vượt qua con cá vàng khổng lồ để tiến đến hòn đảo tiếp theo. Sau khi cập bến nhiều hòn đảo khác trên hành trình, cả băng dừng chân tại Enies Lobby, đảo Tư Pháp của Chính quyền thế giới.
Trong cuộc chiến tại đây, họ gặp mặt hai người khổng lồ khác là Oimo và Kashi. Hai nhân vật này đã bị Chính phủ gạt trong nhiều năm chỉ để thực hiện nhiệm vụ điều khiển cổng chính của pháo đài.
Tuy nhiên, cả hai đã đứng về phe Mũ Rơm khi biết thuyền trưởng Dorry và Brogy của họ đang an toàn trên một hòn đảo chứ không phải bị giam cầm như Hải quân gạt họ.
Arc Alabasta nắm giữ nhiều bí mật trong One Piece
Alabasta là nơi băng Mũ Rơm lần đầu đối mặt với Thất vũ hải. Họ đã giúp công chúa Vivi giành lại Vương quốc của mình từ tay tên Crocodile nham hiểm. Thế nhưng, liệu các nhân vật trong Arc này còn có vai trò khác trong tương tai?
Về phía Crocodile, hắn đã gây thiệt hại đáng kể khi cùng Luffy vượt ngục Impel Down và cuộc chiến ở Marineford. Với cách xây dựng nhân vật độc đáo của tác giả Oda, có lẽ cựu Thất vũ hải sẽ trở lại trong giai đoạn cuối của tác phẩm.
Tuy nhiên, còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải, chẳng hạn kẻ đứng trên Ngũ Lão Tinh Im-sama muốn điều gì ở công chúa Vivi khi cầm trên tay tấm hình của cô? Câu trả lời có lẽ liên quan đến lý do vì sao Crocodile lại thèm khát vương quốc Alabasta đến vậy.
Băng Mũ Rơm và Người Tí hon của Vương quốc Tontatta
Cuộc phiêu lưu của băng hải tặc Mũ Rơm đã đưa họ đến hòn đảo duy nhất không nằm trên biển. Với Knock-up Stream, tàu của Luffy được bắn thẳng lên Skypiea, một hòn đảo trên trời với lượng vàng khổng lồ được đề cập đến trong nhật ký hải trình của Norland.
Họ đã đi qua Biển Trắng để tiến đến thành phố vàng bị mất mà Norland kể lại. Khán giả One Piece không ngừng chờ đợi cách Oda liên hệ Đảo trên trời với các diễn biến khác trong Đại hải trình.
Trải qua nhiều gian truân, băng Mũ Rơm cuối cùng cũng đến được Dressrosa. Đây là nơi diễn ra trận chiến thư hùng giữ Luffy và một Thất vũ hải khác, Donquixote Doflamingo.
Tại đây, Luffy cũng chạm mặt những đấu sĩ tại Đấu trường La Mã. Họ là những nhân vật có ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của Arc Dressrosa.
Ngoài những người bạn trong đấu trường, băng Mũ Rơm còn liên minh với những người tí hon của Vương quốc Tontatta. Trùng hợp thay, tộc người này từng nhận sự giúp đỡ của Norland.
Ông là vị anh hùng mà họ luôn mang ơn vì đã cứu cả bộ tộc nhiều năm trước. Thông qua sợi dây liên kết mỏng manh của băng Mũ Rơm với Norland, họ nhanh chóng trở thành đồng minh trong trận chiến chống lại Doflamingo.
Nhờ các mối liên hệ trước đó mà băng Mũ Rơm đã kết giao được thêm nhiều đồng minh. Họ dần trở thành một trong những thế lực mạnh mẽ nhất ở Tân Thế Giới và sẵn sàng góp mặt trong những sự kiện trọng đại sắp diễn ra.
Water 7 và tàu của Gol D. Roger
Gol D. Roger đã trở thành Vua hải tặc và mở ra một kỷ nguyên mới mang tên Thời đại Hải tặc. Trong chuyến hành trình của mình, ông đã đến Water 7 và gặp Tom, người cố vấn và cũng là thầy của Franky.
Mối quan hệ này đã khiến thầy trò Tom vướng phải rắc rối lớn với Chính quyền thế giới. Người thầy đáng kính của Franky không thể tránh khỏi án tử hình. Không những thế, anh còn suýt mất mạng khi lao vào đoàn tàu lửa đưa thầy Tom đến nhà ngục.
Khi trưởng thành và mạnh mẽ hơn, Franky đã trở thành một phần trong băng của người đàn ông rất có thể sẽ là Vua hải tặc tương lai.
Oda không chỉ thỏa mãn người xem bằng cách xây dựng thế giới độc đáo mà còn phản ánh trong tác phẩm những thực tế diễn ra trong xã hội ngoài đời thực.
Chẳng hạn như Arc Punk Hazard khắc họa rõ nét mặt trái của khoa học và sự vô đạo đức có thể giết chết con người. Điều này gắn liền với hậu quả tàn khốc của Hiroshima và Nagasaki sau khi lãnh trọn hai trái bom nguyên tử trong chiến tranh
Còn ở Quần đảo Sabaody, tác phẩm cho thấy sự phân biệt đối xử giữa các chủng tộc, giai cấp và nạn buôn người. Đây đều là những hiện tượng thật sự tồn tại ngoài thế giới giả tưởng của One Piece
Bằng khả năng hệ thống hóa tài tình, tác giả Oda đã xâu chuỗi các sự kiện một cách hợp lý để chúng bổ sung cho nhau. Không những thế, mỗi Arc trong tác phẩm đều có sự độc đáo và mới mẻ.
Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tạo nên một thế giới hải tặc tuyệt vời. Dù kéo dài hơn hai thập kỷ nhưng tác phẩm vẫn có sức hút mãnh liệt. Cho đến tận ngày nay, khán giả không ngừng háo hức mỗi khi diễn biến mới của One Piece được ra mắt.
… Xem thêm nội dung hay tại…Vietotaku
Bạn đã đọc xong bài viết One Piece: Bốn chi tiết cho thấy cách xây dựng thế giới tài tình của Eiichiro Oda, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Bảng xếp hạng Anime nhé!