Hệ thống phân cấp quyền lực trong One Piece đang gặp phải nhiều vấn đề. Những hải tặc liên tục tranh giành vị thế, các quốc gia bị lật đổ trong chớp mắt và thậm chí còn có sự đấu đá lẫn nhau trong nội bộ Chính quyền thế giới.
Với tình trạng hỗn loạn đang diễn ra trong tác phẩm, không quá ngạc nhiên khi một số nhân vật thiếu tôn trọng người lãnh đạo của họ.
Dù chống cự hay phớt lờ mệnh lệnh thì những cá nhân này đã trở nên nổi tiếng trong mắt khán giả vì những hành động trái quy tắc với tổ chức. Một số có lý do chính đáng trong khi những kẻ khác thể hiện sự ngạo mạn và ích kỷ đến mức mất đi lý trí.
Bài viết dưới đây của VietOtaku sẽ chỉ đích danh những gương mặt không ngại chống đối lãnh đạo trong One Piece.
Mục lục
Arlong phản đối việc Fisher Tiger đồng cảm với con người
Arlong từng là thành viên của băng hải tặc Mặt trời, hắn cùng đồng đội lang thang trên biển với mục tiêu cải thiện mối quan hệ với con người. Tuy nhiên, Arlong không tuân theo các nguyên tắc của thuyền trưởng Fisher Tiger và kịch liệt phản đối chúng.
Với tên này, con người luôn thấp kém hơn người cá. Vì vậy việc chủng tộc người cá bị bắt làm nô lệ là sự xúc phạm rất lớn đến phẩm giá của hắn.
Sau khi Tiger chết, Arlong đã thực hiện ước muốn của mình bằng cách chia rẽ thủy thủ đoàn và tấn công nhiều khu vực mà con người sinh sống. Dù từng bị giam ở nhà ngục Impel Down nhưng điều đó vẫn chưa đủ kìm hãm sự hiếu chiến của hắn ta.
Smoker và hải quân G-5 hành động theo bản năng
Đơn vị G-5 của Smoker gồm những tù nhân được cải tạo và trở thành hải quân. Vì thế không ngạc nhiên khi họ tỏ ra thiếu tôn trọng Chính phủ. Dù vậy, những người lính này vẫn phải thực hiện mọi yêu cầu của cấp trên tại Tân thế giới.
Thế nhưng, Smoker thường xuyên hành động ngược lại mệnh lệnh từ Chính phủ. Dù mang danh nghĩa săn lùng Luffy nhưng anh đã giúp băng Mũ Rơm trốn thoát khỏi Alabasta.
Thậm chí Smoker đã gián tiếp bảo vệ Luffy trước sự truy sát của Doflamingo. Có lẽ sau những hành động của Luffy tại Punk Hazard, anh đã nhận thấy cậu không phải người xấu đáng bị bắt giữ.
Râu Đen phản bội bất cứ ai để đạt mục đích
Có thể khẳng định rằng, Râu Đen chưa từng tôn trọng bất cứ ai ngoài bản thân hắn. Khi còn ở trên tàu Râu Trắng, tên này đã sát hại đội trưởng Thatch để đánh cắp trái ác quỷ Yami Yami no Mi.
Khi Ace đuổi theo hắn để trừng trị, Râu Đen đã phản kháng và bắt anh như món hàng nhằm đổi lấy sự đãi ngộ từ Chính quyền thế giới.
Tuy nhiên, một lần nữa hắn lại thể hiện bộ mặt xảo trá. Thay vì hợp tác, Teach đã đánh cắp tàu chiến của hải quân để tiếp cận nhà ngục Impel Down. Sau khi đột nhập thành công, hắn đã chiêu mộ những tù nhân nguy hiểm nhất tham gia băng hải tặc của mình.
Chính nhân cách méo mó của Râu Đen đã khiến hắn trở thành kẻ phản diện nguy hiểm và khó đoán nhất tác phẩm.
Hannyabal thèm khát vị trí cai ngục của Magellan
Ban đầu Hannyabal giữ chức vụ phó giám ngục của Impel Down. Tuy nhiên, nhân vật này muốn chiếm đoạt vị trí của Magellan đến mức sẵn sàng giải thoát cho các tù nhân để khiến cấp trên bị giáng chức hoặc sa thải.
Dù không thể ngăn cản Luffy nhưng Hannyabal vẫn chứng tỏ bản thân là một tướng lĩnh bảo vệ căn cứ bằng mọi giá. Anh đã được khen thưởng vì công lao của mình sau cuộc bạo động và cuối cùng được phong tước vị của Magellan.
Có một sự thật thú vị rằng, Hannyabal có thể không mạnh bằng vị cai ngục tiền nhiệm nhưng anh có thể dành nhiều thời gian hơn để tuần tra các tầng vì không mắc phải chứng táo bón mãn tính như Magellan.
Crocodile lạm dụng chức quyền của Thất vũ hải
Tương tự Râu Đen, Crocodile đã sử dụng danh hiệu Thất vũ hải cho mục đích riêng. Hắn thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với Chính phủ khi gián tiếp phát động cuộc tấn công chống lại vua Cobra ở Alabasta, tất cả đều do tình trạng thiếu nước mà hắn gây ra.
Vì Alabasta là vương quốc liên kết với Chính quyền thế giới nên hải quân không thể nhúng tay vào những chuyện nội bộ của đất nước. Điều này khiến họ trở thành những kẻ vô dụng chỉ biết đứng nhìn Crocodile mặc sức tàn phá quốc gia vô tội này.
Ngoài ra, cựu Thất vũ hải cũng không ưa gì chỉ huy Cross Guild khi thẳng tay đe dọa mạng sống của Buggy.
Sanji phớt lờ mọi đàn ông trên thế giới
Sanji không tôn trọng mọi nam giới dù đó là những nhân vật đầy quyền thế. Điều này được chứng minh khi anh không ngại mắng chửi và trừng trị thuyền trưởng Luffy vì tội ăn vụng.
Đáng chú ý hơn, Sanji đã tấn công thuyền trưởng của mình đến mức Luffy gần như bất tỉnh trong Arc Đảo bánh. Tuy nhiên, hành động này không tố cáo thái độ thiếu tôn trọng thuyền trưởng của Sanji vì anh có những lý do khó nói.
Ngoài ra, Sanji không tỏ ra kiêng nể trước người cha Vinsmoke Judge đầy quyền lực khi thẳng chân tung đòn hiểm vào người ông ấy.
Thậm chí anh chàng còn nhiều lần tỏ thái độ lồi lõm với ông chủ Zeff trên tàu Baratie. Thế nhưng, đây là văn hóa “hiếu chiến độc lạ” của nhà hàng và nó không xuất phát từ ác ý thực sự.
Fujitora làm trái mệnh lệnh của Chính phủ ở Dressrosa
Sức mạnh và sự chính nghĩa của Fujitora là một trở ngại với Chính quyền thế giới trong Arc Dressrosa. Sau thất bại của Doflamingo, ông từ chối việc che đậy hành động bảo vệ tên lãnh chúa và cúi đầu trước dân chúng để nhận tất cả lỗi lầm.
Bằng cách phát sóng mọi diễn biến tại Dressrosa, vị Đô đốc này đã khiến Ngũ Lão Tinh hoàn toàn câm lặng dù sở hữu rất nhiều quyền lực.
Cũng vì thế, Akainu tức giận đến mức không cho Fujitora đặt chân lên bất kỳ căn cứ hải quân nào cho đến khi bắt được băng Mũ Rơm. Sau khi giúp Luffy và đồng đội trốn thoát, ông đã vui vẻ gánh chịu mọi hậu quả.
Orochi nuôi dã tâm lật đổ triều đại Kozuki
Là một thành viên của gia tộc Kurozumi, Orochi đã bị săn đuổi từ khi còn nhỏ. Thay vì chống lại những kẻ truy đuổi mình, hắn đã đổ dồn sự căm hận lên triều đại của gia tộc Kozuki và coi việc tiêu diệt họ là sứ mệnh của đời mình.
Trong khi Oden giong buồm ra thế giới, Orochi đã thực hiện mưu kế nhằm chiếm đoạt vị trí Tướng quân Wano. Khi Oden trở lại cũng là lúc băng Bách Thú tập hợp toàn bộ lực lượng tại Wano để liên kết cùng Orochi cướp lấy đất nước này.
Sự căm hờn đã che mờ lý trí của Orochi và khiến hắn nung nấu ý định trả thù toàn bộ người dân Wano.
Usopp thách đấu luffy
Từ khi rời làng Syrup đến nay, Usopp liên tục trêu đùa Luffy và hành động như thể cậu là thuyền trưởng của băng Mũ Rơm.
Dù các thành viên trong băng thường xem đây là trò đùa nhưng sự thiếu tôn trọng thuyền trưởng của Usopp đã vượt quá giới hạn trong Arc Water 7 khi cậu cố gắng cứu Going Merry.
Thay vì tuân theo mệnh lệnh của thuyền trưởng, Usopp tự rời băng và thậm chí thách đấu Luffy để giành quyền quyết định với con tàu. Hành động này bắt nguồn từ sự bất an của cậu vì tự cho rằng bản thân vô dụng và có thể bị thay thế bất cứ lúc nào.
Garp không chấp nhận phục vụ Thiên Long Nhân
Mối quan hệ của Garp với hải quân rất phức tạp. Dù được biết đến là cha của Dragon và là ông nội của Luffy nhưng ông vẫn trở thành “anh hùng hải quân” nhờ nhiều chiến công hiển hách.
Là nhân vật được xếp ngang hàng với sức mạnh của Vua hải tặc Roger và Râu Trắng, Garp được nhiều lần đề cử vị trí Đô đốc hải quân. Tuy nhiên, ông đã thẳng thừng từ chối vì không muốn phục vụ cho các Thiên Long Nhân.
Điều mà Garp không nhận ra là với tư cách một thành viên của Chính phủ, ông buộc phải tuân theo bất cứ mệnh lệnh nào từ Thiên Long Nhân. Nếu sự thiếu tôn trọng của Garp bị phát giác, rất có khả năng ông sẽ trải qua những hình phạt nặng nề nhất từ cấp trên.
… Xem thêm nội dung hay tại…Vietotaku
Bạn đã đọc xong bài viết One Piece: Điểm mặt mười nhân vật từng chống đối lãnh đạo trong tác phẩm, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Bảng xếp hạng Anime nhé!